Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Với nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, độ bền không thua kém gì tường gạch. Tường hay vách thạch cao ngày càng được ứng dụng phổ biến trong thi công các căn hộ hiện nay. Vách thạch cao được tạo nên với những tấm thạch cao gắn vào khung xương thạch cao, vách thạch cao mang đến nhiều ưu điểm như dễ thi công, nhẹ, có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chịu ẩm,…
Công ty Xây Dựng Thủ Đô tự hào là chuyên gia trong lĩnh vực thi công vách thạch cao cho các công trình xây dựng. Để hiểu rõ hơn về quy trình thi công vách thạch cao, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
· Vách thạch cao có độ bền cao từ vật liệu, dễ dàng thi công nên tiết kiệm chi phí tháo lắp hoặc sửa chữa.
· Vách thạch cao linh hoạt trong thiết kế, có thể sơn trang trí hoặc dán giấy dán tường…
· Vách thạch cao được làm từ tấm thạch cao Gyproc giúp cách nhiệt, tiết kiệm điện năng từ các loại máy làm mát… thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe người dùng.
· Thạch cao là khoáng vật trầm tích, vật liệu thạch cao không gây hại cho sức khỏe con người và rất thân thiện với môi trường, không chứa các chất gây độc hại.
· Thạch cao có trọng lượng nhẹ nên khi làm vách ngăn thạch cao sẽ dễ dàng thi công. Nhờ trọng lượng nhẹ, chỉ bằng khoảng 12% trọng lượng vách ngăn bằng tường gạch nên vách thạch cao làm giảm đáng kể tải trọng trong thiết kế kết cấu cho công trình, giảm kích thước nền móng, tiết diện đà, cột, trọng lượng thép chịu lực, có thể tiết kiệm khoảng 15% chi phí xây dựng cho cả công trình.
· Vách ngăn bằng thạch cao có khả năng chống cháy, chống ẩm, cách âm, tiêu âm. Tấm thạch cao chống cháy có tính chất vật lý và hóa học có khả năng chịu lửa trong vòng 30-180 phút. Vì vậy, loại tấm chống cháy thường được sử dụng cho khu vực thoát hiểm và phòng lưu trữ dữ liệu, thông tin. Ngoài ra, sản phẩm có khả năng chịu được trong môi trường ẩm ướt, thường sử dụng cho nhà bếp, nhà tắm, khu vực có độ ẩm cao
· Tiết kiệm được thời gian và chi phí thi công
· Ngoài ra ứng dụng của hệ vách ngăn thạch cao rất phổ biến còn do đạt độ chính xác về kỹ thuật và kích thước tuyệt đối.
· Dễ dàng tháo gỡ mà không ảnh hưởng đến công trình.
· Dễ dàng đi hệ thống kỹ thuật như các đường dây điện phía trong.
– Bước 1: Đo, đánh dấu các vị trí sẽ lắp ghép trên trần và dưới mặt sàn
– Bước 2: Dùng thanh thép nằm U-Track đặt vào vị trí đã đặt sẵn, bắt chặt bằng đinh vít thép loại 6mm, cách nhau 60cm, dùng kìm hoặc búa đóng các đinh vít cho thật chặt.
– Bước 3: Những chỗ mở làm cửa sổ, cửa đi cắt thanh ngang U-Track dài thêm 30cm để làm đầu chờ nối với thanh đứng làm thành khung cửa. Ngoài việc dùng vít nở loại 6mm, thì bắt thêm ở đoạn cuối của thanh ngang U-Track các đinh vít loại 4mm, cách nhau 15cm.
– Bước 4: Cắt thanh thép chữ C theo chiều cao của vách, đặt theo chiều đứng vuông góc với thanh chữ U, các thanh cách nhau 600mm, bắt chặt các điểm nối của thanh ngang U và chữ C, cả hai mặt bằng đinh vít thép hoặc đinh rivet. Trường hợp ghép vách cao hơn 2,4m cần lắp thêm thanh ngang U để làm xương đỡ để ghép các tấm thạch cao tiếp theo.
– Bước 5: Ghép các tấm thạch cao cạnh vát, lên khung thép vừa dựng, theo phương thẳng đứng, nâng mặt dưới của tấm vách cách mặt sàn khoảng 10mm, bắt chặt tấm thạch cao vào khung bằng đinh vít cỡ 25mm, khoảng cách giữa các đinh vít không quá 300mm, đầu đinh vít ăn sâu vào tấm thạch cao khoảng 1-2mm ( không được để cho xuyên hẳn qua tấm thạch cao). Nếu sử dụng máy bắt vít sẽ giúp công việc dễ dàng hơn.
– Bước 6: Trét kín các khe ghép nối và các đầu đinh vít trước khi lăn sơn hoặc dán giấy màu để trang trí lên vách.
– Bước 7: Sau khi đã xử lý xong tại các vị trí mép tấm tiến hành sơn bả bề mặt. Đến khi bề mặt bả đã khô thì tiến hành sơn trang trí bề mặt vách thạch cao theo thiết kế.
· Cần tìm hiểu về bản vẽ thiết kế kỹ thuật của các hệ thống M&E: khảo sát hiện trường (nếu công trường cải tạo). Sau đó, lập bản vẽ thi công trần sao cho phù hợp với yêu cầu của hệ thống M&E nhằm đảm bảo yêu cầu về tính năng chịu lực, chống cháy và tính thẩm mỹ của trần.
· Thiết kế vách trước cùng lúc với thiết kế tổng thể ngôi nhà: trần và vách quyết định rất lớn đến chi phí xây dựng và tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà. Nếu chọn được tường thạch cao có khối lượng nhẹ sẽ giảm áp lực cho phần móng, từ đó giúp giảm được chi phí gia cố nền hơn rất nhiều. Chính vì vậy, khi bắt tay vào xây dựng, bạn nên tính toán phương án cho phần vách và trần nội thất trước. Tránh xây xong tổng thể ngôi nhà rồi mới tính đến phần vách và trần.
· Lựa chọn nguyên vật liệu chất lượng: Trần hay vách đều có tác dụng che chắn, bảo vệ không gian. Nếu trần và vách được làm bằng những nguyên vật liệu kém bền có thể gây nứt, đổ sập,.. sau một thời gian sử dụng. Do vậy, bạn nền tìm kiếm sản phẩm từ nhà sản xuất có thương hiệu uy tín và có chế độ bảo hành rõ ràng khu mua tấm thạch cao hay bất kỳ vật phẩm xây dựng nào khác.
· Tìm kiếm thợ có tay nghề giỏi và nên giám sát cẩn thận khi thi công: thi công trần và vách thạch cao không quá phức tạp nhưng đòi hỏi đội ngũ thi công phải cẩn thẩn và làm đúng qui trình để đảm bảo độ bền cho công trình. Tuy nhiên, nhiều đội thợ xây dựng vì muốn tiết kiệm thời gian hoặc chưa được đào tạo bài bản nên thường không đảm bảo được độ bền và tính thẩm mỹ cho công trình về sau. Do đó, việc tìm đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng bạn cần phải lưu ý khi xây dựng. Công ty Xây Dựng Thủ Đô luôn đảm bảo có đội ngũ thi công làm việc chuyên nghiệp và tận tình nhất.
Công ty Xây Dựng Thủ Đô với đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Cam kết sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị đẹp, chính xác, tư vấn tận tình và có tâm nhất. Liên hệ ngay: 0986833433 - Mr Thế Anh để được hỗ trợ nhanh nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Chia sẻ bài viết:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TƯ VẤN
& XÂY DỰNG THỦ ĐÔ
Số 02 Lê Văn Lương, Cầu Giấy, Hà Nội
Mã số thuế: 0107761818
Hotline: 0986833433
Tel:
Email: trantheanh1283@gmail.com
Website: xaydungthudo.net/
anh Hương Ba Đình |
Minh Phương Cầu Giấy |
mr chung Đống Đa |